Nhai Sơn di hận Tống_đế_Bính

Bài chi tiết: Trận Nhai Sơn

Trương Thế Kiệt kết thuyền làm lũy hơn ngàn chiếc quyết cố thủ. Cửa bắc của Nhai Sơn là nước cạn không thể tiến lên, Hoằng Phạm bèn đổi hướng sang cửa nam, nhập Đại Dương, giao chiến với quân của Thế Kiệt. Thuyền của Thế Kiệt liên kết thành một khối bất động. Hoằng Phạm bèn dùng kế tưới dầu vào cỏ khô, nhân gió thổi mà phóng hỏa đốt thuyền[7]. Thế Kiệt cho chuẩn bị đầy bùn nước nên lửa không cháy được thuyền, Hoằng Phạm không làm gì được bèn dùng cách thuyết phục Thế Kiệt đầu hàng, Thế Kiệt không nghe. Hoằng Phạm lại hô to

Trần thừa tướng của các người chạy rồi, Văn thừa tướng đã bị ta bắt. Các người còn làm được gì nữa.

Quân Tống nín lặng. Hoằng Phạm lại cho thuyền chặn cứng cửa sông ngăn chặn quân Tống, vừa lúc Lý Hằng cũng đem quân đến. Hoằng Phạm cho giữ cửa bắc và chia quân làm bốn đường cùng tấn công. Ngày 19 tháng 3 năm 1279, triều lên rất sớm. Hoằng Phạm và Lý Hằng thúc quân tấn công. Hằng đem quân từ cửa bắc theo dòng nước đánh vào, Thế Kiệt đem Hoài binh quyết tử chiến. Giữa trưa triều lên rất cao, quân Nguyên ở phía nam thừa thế cũng đánh vào. Thế Kiệt ra sức tử chiến, Lý Hằng không sao thắng nổi. Giữa lúa đó Trương Hoằng Phạm đem quân đến tiếp ứng, kẹp đánh quân Tống. Hoằng Phạm bắt được tả đại hạm và bảy chiến hạm khác, quân Nguyên nhân đó đánh mạnh hơn. Địch Quốc TúLăng Chấn ra hàng, quân Tống đại bại[7]. Đến chiều tối, gió mưa nổi lên dữ dội, Tô Hữu Nghĩa và mấy người trên 16 chiến thuyền bỏ đi. Trương Thế Kiệt đem thuyền nhỏ đến chỗ Tống chủ đến đưa Tống đế Bính bỏ trốn. Lục Tú Phu thấy thế khó thoát mới thưa với vua Tống:

Việc nước đã như thế, bệ hạ nên chết vì xã tắc. Đức Hựu hoàng đế đầu hàng là đại sỉ nhục, bệ hạ không thể lại bị nhục được

Rồi cùng Tống đế Bính đánh chìm thuyền, nhiều người ở hậu cung cũng nhảy xuống nước chết theo[7]. Dương Thái phi nghe tin, khóc nhảy luôn xuống biển[2]. Trương Thế Kiệt cũng đâm đầu xuống nước tự vẫn. Bảy ngày sau, đến hơn 100.000 xác chết nổi lên mặt biển. Xác Tống Đế Bính cũng ở trong số đó[9]. Nam Tống đến đó là dứt. Tính từ Tống Cao Tông đến Tống đế Bính là 152 năm trải 7 đời 9 vua, nếu tính cả Bắc Tống thì tổng cộng là 320 năm, 18 triều vua.